Những điều về thiết kế nhà ở và quy trình thiết kế nhà dân dụng
Tại sao cần thiết kế kiến trúc nhà ở?
Một số người cảm thấy việc thuê kiến trúc sư thiết kế nhà ở là không cần thiết và lãng phí tiền bạc. Tuy nhiên, hãy nhìn vào lợi ích mà việc thiết kế mang lại để hiểu được tại sao cần làm vậy nhé.
Thiết kế kiến trúc nhà ở?
Thiết kế kiến trúc nhà ở là việc bố trí, sắp xếp kết cấu căn nhà trước khi thi công, bao gồm những việc như phân chia vị trí, không gian các khu vực, thiết kế hệ thống cấp điện nước, lấy sáng, thông gió, nội thất trang trí… Các kiến trúc sư sẽ dựa trên mong muốn của chủ nhà để thiết kế và thể hiện ý tưởng thiết kế của họ qua các bản vẽ.
Trải qua các bước của quy trình thiết kế nhà dân dụng, bản vẽ sẽ dần được hoàn thiện và đảm bảo thỏa mãn các yêu cầu, mong muốn của gia chủ về ngôi nhà tương lai.
Lợi ích của thiết kế kiến trúc nhà ở
Có bản vẽ thiết kế, chủ nhà có thể hình dung ra diện mạo cụ thể ngôi nhà, từ đó đưa ra các yêu cầu chỉnh sửa nếu thấy chưa vừa ý. Điều này giúp hạn chế tình trạng nhà đã xây xong nhưng lại không đúng với mong muốn dự tính dẫn đến tốn kém và khó khăn nếu muốn sửa lại. Có bản vẽ thiết kế, chủ nhà có thể giám sát và chỉnh sửa ngay khi phát hiện thi công sai lệch với thiết kế.
Bên cạnh đó, so với việc xây nhà theo dự tính mơ hồ, việc có bản vẽ thiết kế sẽ giúp chủ nhà nắm được rõ ràng cần dùng những vật tư gì và cần bao nhiêu, từ đó dự toán được chi phí một cách tương đối chính xác. Chủ nhà sẽ kiểm soát được chi phí tốt hơn, tránh tình trạng thiếu hụt tài chính, đang xây nhà dở thì hết tiền dẫn đến chậm tiến độ thi công.
Những lưu ý khi thiết kế nhà ở dân dụng
Nhà ở sẽ bao gồm nhiều kiểu không gian, mỗi không gian lại có chức năng khác nhau. Vì vậy, những điều cần lưu ý khi thiết kế phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp… cũng sẽ không giống nhau.
Với không gian phòng khách
Phòng khách là không gian sinh hoạt chung và là nơi chủ nhà dùng để tiếp khách. Với chức năng như vậy, phòng khách cần tạo được cảm giác thông thoáng, sáng sủa. Lối đi cần rộng rãi, trần nhà không nên quá thấp. Cách bố trí nội thất cũng cần lịch sự, trang nhã.
Với không gian phòng bếp
Phòng bếp là nơi để nấu nướng và ăn uống. Cả gia đình sẽ quây quần, tụ tập ở đây tại mỗi bữa ăn nên đây là không gian cũng cần chú trọng không kém phòng khách. Thông thường, phòng bếp sẽ có rất nhiều đồ đạc nên không gian phòng bếp nên thiết kế sao cho gọn gàng, sạch sẽ, có cảm giác rộng rãi. Cách trang trí cũng nên hướng tới sự ấm áp, gần gũi.
Với không gian phòng ngủ
Đây là không gian sinh hoạt riêng tư nên khi thiết kế phòng ngủ, kiến trúc sư cần căn cứ nhu cầu, sở thích của người sử dụng để thiết kế sao cho tối ưu sự tiện lợi nhất có thể. Ví dụ, phòng của người già nên thông thoáng, yên tĩnh, lấy sáng tốt và không nên có các bậc lên xuống; phòng của trẻ nhỏ nên gần phòng của bố mẹ, nội thất nên tránh các đồ sắc cạnh, màu sắc trang trí nên chọn tông tươi sáng….
Với nhà vệ sinh
Phòng vệ sinh nên tránh bố trí ở khu vực giữa nhà, tựa vào đầu giường và tránh đối diện cửa chính, cửa bếp, cửa phòng ngủ. Gia chủ nên thiết kế phòng vệ sinh gần phòng ngủ và phòng bếp. Không gian cần sáng sủa và thoáng mát, tránh tình trạng ẩm thấp. Nền nhà nên thiết kế sao cho thoát nước tốt và nên ngăn cách thành 2 khu vực khô và ướt.